So sánh chi tiết cửa đi mở quay 2 cánh và mở trượt 2 cánh

Ngày đăng: 19-06-2024

Quý khách đang băn khoăn không biết nên lựa chọn cửa đi mở quay 2 cánh hay mở trượt? Liệu hai loại cửa thông dụng này có ưu nhược điểm thực tế như thế nào? Có đáp ứng được tiêu chí bản thân đặt ra về chi phí và thẩm mỹ? Chỉ với 5 phút, Việt Nhật Window sẽ cùng quý khách giải đáp nhanh chóng qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cửa nhôm trượt 4 cánh - Giải pháp cho nhà diện tích nhỏ thêm thoáng mát 

Ưu nhược điểm chi tiết của cửa đi mở quay 2 cánh

Cửa đi mở quay 2 cánh là nội thất quen thuộc phủ sóng rộng rãi trong các công trình nhà ở, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà hàng,... Hệ thống cửa truyền thống với cách thức hoạt động đơn giản chỉ cần đẩy ra khi mở luôn dễ dàng chiếm trọn sự quan tâm trên thị trường. Trong đó một cạnh bên của cửa sẽ được cố định vào bản lề. Hiện nay đang có 2 loại cửa chính là mở quay vào trong và mở quay ra ngoài. 

Cửa đi mở quay 2 cánh tiện lợi, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí lắp đặt

Ưu nhược điểm thực tế của cửa đi mở quay 2 cánh cụ thể bao gồm:

1. Ưu điểm

Có thể dễ dàng nhận thấy, cửa đi mở quay 2 cánh rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng, phù hợp cho mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ. Bởi vậy quá trình lắp đặt cũng rất nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian, giúp gia chủ tiết kiệm được kha khá chi phí nhân công. 

Khi cửa được mở hai cánh hoàn toàn sẽ giúp tạo không gian thoáng mát, rộng rãi, tạo hiệu ứng thị giác tốt. Thông thường cửa sẽ có kích thước lớn, giúp gia chủ tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. 

Bên cạnh đó, cửa đi mở quay 2 cánh còn có tính ứng dụng cao trong các công trình hiện nay bởi tính thẩm mỹ tốt cùng đa dạng mẫu mã, kiểu dáng. Gia chủ có thể thỏa sức chọn lựa vật liệu cho cửa với các mức giá khác nhau như mẫu cửa nhôm 2 cánh hệ 55, gỗ, kính cường lực, sắt mỹ thuật,... 

Nhờ cấu tạo đơn giản nên trong quá trình sử dụng, việc bảo trì hay sửa chữa cũng diễn ra vô cùng nhanh gọn và ít tốn kém. Cửa được đánh giá có tuổi thọ khá cao, bất chấp điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường, khắc nghiệt như tại Việt Nam. Nếu lựa chọn vật liệu sử dụng chất lượng và kỹ thuật lắp đặt đúng cách, tiêu chuẩn thì cửa có thể sử dụng bền vững, lâu dài lên đến trên 10 năm. 

Ngoài ra, hiện nay để tăng thêm công năng cho cửa thì không ít gia chủ cũng đã cân nhắc lắp đặt thêm motor tự động đặc biệt đối với mục đích làm cổng ra vào. Không phải xuống xe, tắt máy mở cửa rườm rà nhất là những lúc trời mưa, chỉ cần một nút bấm, bạn đã có thể dễ dàng điều khiển từ xa, tiện lợi, thông minh. 

2. Nhược điểm

Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm kể trên thì cửa đi mở quay 2 cánh cũng tồn tại một vài nhược điểm cần được lưu tâm kỹ càng như: 

  • Cửa 2 cánh chiếm nhiều diện tích khi mở, không quá thích hợp để sử dụng ở những nơi bị giới hạn về không gian, chật hẹp. 
  • Khả năng cách nhiệt của cửa cũng không được đánh giá quá cao.

Ưu nhược điểm của cửa mở trượt 2 cánh

Còn khác với cửa đi mở quay 2 cánh, cửa mở trượt lại có cách thức hoạt động đặc biệt hơn. Khi mở, bạn sẽ cần đẩy hai cánh trượt trên đường ray đã cố định sẵn. Nếu sử dụng làm cửa đi thì thường gia chủ sẽ lựa chọn kiểu mở trượt ngang tiện lợi, phù hợp và dễ dùng.  

1. Ưu điểm

Ưu điểm của cửa mở trượt 2 cánh có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm diện tích, không tốn quá nhiều không gian khi mở.
  • Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống nóng tương đối tốt. 
  • Thiết kế gọn gàng, tinh tế mang đến diện mạo trẻ trung, hiện đại cho ngôi nhà. 
  • Quá trình sử dụng êm ái, hạn chế tiếng ồn.

2. Nhược điểm

Cùng với đó thì cửa mở trượt 2 cánh vẫn còn tồn tại một số nhược điểm dễ dàng nhận thấy như:

  • Cần cẩn thận sử dụng dễ bị kẹt tay đặc biệt là với trẻ nhỏ.
  • Chi phí lắp đặt cao, tốn thời gian do sự phức tạp trong cấu tạo. 
  • Không thể mở được toàn bộ và bị giới hạn một phần. 
  • Cần phải bảo dưỡng đường ray định kỳ để đảm bảo cửa hoạt động trơn tru. 

Vậy đâu là hệ thống cửa phù hợp với bạn?

Vậy giữa cửa đi mở quay 2 cánh và cửa mở trượt 2 cánh thì đâu mới là lựa chọn phù hợp cho bạn? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải cân nhắc với mục đích sử dụng, yêu cầu và điều kiện tài chính của bản thân. Như với các công trình nhà dân dụng, nhà phố, chung cư thì cửa nhôm 2 cánh mở quay rất được ưa chuộng làm cửa chính bởi diện mạo sang trọng, đẳng cấp, có tính ứng dụng cao. Còn cửa mở trượt 2 cánh lại thường để làm cửa phụ, cửa ban công, sân vườn. 

Cửa đi mở quay 2 cánh mang đến diện mạo sang trọng, tinh tế

Xem thêm: “Cửa nhôm Xingfa biệt thự khẳng định đẳng cấp gia chủ

Vì vậy, nếu bạn có điều kiện tốt về không gian, yêu cầu thẩm mỹ sang trọng, cổ điển nhưng vẫn cần phải dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng thì cửa mở quay 2 cánh Xingfa là lựa chọn số 1. Còn trong trường hợp không gian sử dụng hạn chế, cần tiết kiệm diện tích, mong muốn thiết kế hiện đại thì cửa mở trượt cũng là một phương án không nên bỏ qua. Vì vậy để được tư vấn hỗ trợ chọn lựa giữa cửa đi mở quay 2 cánh hay mở trượt nhanh chóng, đơn giản hơn, quý khách có thể liên hệ ngay đến Việt Nhật Window qua số hotline. 

img
Zalo